Lịch Sử DCCT

http://cssrvocations.com/lich-su-dong-dcct/

Redemptoristflyer


Cội Nguồn và Sự Phát Triển Dòng Chúa Cứu Thế
 +

Năm 1732, tại thị trấn Scala thuộc vương quốc Napôli, Thánh Anphongsô động lòng thương cảm những người nghèo khó, nhất là đám nông dân chiếm phần đa số trong miền, đã thành lập Dòng Chúa Cứu Chuộc, về sau (1749) lấy danh diệu Dòng Chúa Cứu Thế, để đi theo chính Đấng Cứu Thế mà rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó.

“Người đã sai tôi đem Tin Mừng cho người nghèo khó” (Luca 4:18).

Thánh Anphongsô và các sĩ tử của ngài, sáng chói nhất có Thánh Giêrađô Majella, đã nỗ lực đáp ứng các nhu cầu thiêng liêng của dân quê nghèo khó thời đó, bằng các kỳ Đại Phúc thừa sai, các tuần tĩnh tâm, các tuần tái phúc, theo gương Thánh Phaolô đã làm (Cv 15:36).

Thánh Anphongsô, nhiệt tình mong ước rao giảng Tin Mừng cho các dân ngoại, Á, Phi, như nhiều lần chứng tỏ trong thư từ của ngài, hoặc cho những anh em Kitô hữu ly khai với Hội Thánh Công Giáo, và cả cho giáo phái Nestorius ở Lưỡng Hà Địa. Ngài quan tâm khơi động lòng nhiệt thành tông đồ có trong các con cái mình, và đặc biệt đặt ra lời khấn loan Tin Mừng cho những người chưa tin (1743); lời khấn đó đã được bãi bỏ do các vị khiểm duyệt Luật Dòng ở Roma (1749).

Thánh Anphongsô lúc nào cũng một lòng tin tưởng rằng Dòng của ngài, dưới sự bảo trợ của Đức Trinh Nữ Maria, sẽ góp công to lớn cùng với Hội Thánh để thu phục thế giới cho Chúa Kitô.

Vì thế ngài ra sức phát triển và củng cố Dòng bằng lời khấn bền đỗ (1740), cũng như bằng lời khấn đơn và nỗ lực để cho Dòng của ngài được Quyền Tối Thượng trong Hội Thánh công nhận. Ngài đã thành công khi Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XIV long trọng chuẩn y Dòng cùng với Hiến Pháp và Qui Luật Dòng, ngày 25.02.1749. Kể từ đó anh em trong Dòng tuyên lời khấn đơn, được Toà Thánh nhìn nhận. Các lời khấn đơn ấy, do Sắc lệnh Tòa Thánh của Đức Lêô XIII “Conditae a Christo” (ngày 08.12.1900), được có giá trị là lời khấn công khai của tu sĩ.

beati Cách riêng nhờ công lao mài miệt của Thánh Clêmentê Maria Hofbauer (1820), một người có “lòng tin dũng mạnh thần diệu” và “dạ kiên trung vô địch”, Dòng đã lan tràn sang qua bên kia dãy núi Alpes, ở đó các lãnh vực tông đồ mới được triển khai, đồng thời với sự tán trợ của Thánh Anphongsô, như sau này đã được chứng tỏ, những phương pháp thừa sai mới được áp dụng.

Dần dần Dòng lan rộng khắp châu Âu, nhờ đó với sự thúc đẩy mạnh của Cha Joseph Arman Passerat (1850), Dòng vượt Đại Tây Dương tràn qua Mỹ châu, tại đây Dòng có được một vị thánh tông đồ nhiệt thành là Thánh Gioan Népomucene Neumann, rồi từ nước này qua nước khác, Dòng đã lan tràn ra khắp thế giới.

Như thế, Dòng Chúa Cứu Thế đã tuần tự tiến vào những lãnh vực hoạt động tông đồ khác nhau, và đã đảm nhận công việc thừa sai của mình, hoặc cho các tín hữu, hoặc giữa anh chị em bên lương, hay là giữa các anh chị em đã ly cách với Giáo Hội Công Giáo.

Cùng với tinh thần thừa sai, Dòng còn học hỏi nghiên cứu các chuyên khoa Mục vụ, noi gương Thánh Anphongsô, là đấng được tôn làm Tiến Sĩ Hội Thánh năm 1871 và làm Bổn mạng các vị giải tội và các nhà thần học luân lý (1950). Dòng lại còn tìm tòi để đưa ra đường hướng chắc chắn hầu đáp ứng Tin Mừng và đạt tới hoàn thiện Kitô giáo, giữa những hoàn cảnh của thời đại chúng ta.

Vậy mọi sĩ tử cố gắng nốí tiếp sứ vụ thừa sai của Chúa Cứu Thế và của các tông đồ, hãy hết sức giữ tinh thần của vị sáng lập, bằng các nhịp nhàng hoà đồng và năng động thừa sai của Hội Thánh, nhất là những gì liên hệ đến người nghèo, và dồn hết sức lực để đáp ứng các nhu cầu khẩn thiết nhất của thế giới này.

– Hiến pháp và Qui LuậtcssrSeal